"nói lối" là gì? Nghĩa của từ nói lối trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

admin

nói lối

- Nói theo một cách riêng trong tuồng chèo.


hình thức nói cách điệu có tiết tấu, có giai điệu trong sân khấu tuồng. Thường được viết bằng chữ Nôm, theo lối văn biền ngẫu, mỗi câu từ hai đến mười chữ, đối nhau từng hai câu một. Vd.

“Tuy khác bản, khác căn

Thực là tâm, là phúc” (vở “Sơn Hậu”)

Nguyên tắc chung là phải: “phân câu bỏ chữ” đúng chỗ, đúng lúc; đồng thời câu nói phải có “thần khí” nghĩa là phải ngắt đoạn, ngắt chữ sao cho thể hiện được đầy đủ ý nghĩa trong từng tình huống, hành động tính cách cụ thể của vai tuồng. NL được dùng cho các loại vai và được phân ra làm nhiều loại, mỗi loại được sử dụng trong một tình huống, tâm trạng cụ thể, vd. lối xuân (tâm trạng vui), lối bình (thanh thản), lối bi (buồn), lối luỵ (buồn ảo não), lối hận (uất hận), lối độc (tâm tư uẩn khúc), lối giận (giận dữ), lối ghế (nói chuyện ngồi trên ghế), lối đạp (nói vội vàng), lối xưng danh, vv.

Trong các loại ca kịch truyền thống như chèo, cải lương, NL được sử dụng nhiều trong những đoạn tự sự giãi bày; lời văn viết tương đối tự do hơn về chữ trong các câu và không đòi hỏi đối thanh.


nđg. Nói theo lối kể trong ca kịch cổ truyền, trong cải lương, có nhạc đệm làm nền.